image banner
Chào mừng bạn đến với trang thông tin Sở Kế Hoạch Đầu Tư, tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thông tin chuyên đề

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

HỘI NGHỊ THAM VẤN “Thúc đẩy sáng kiến thu gom, tái chế và xử lý rác nhựa trong ngành hàng Tôm vì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại ĐBSCL”
Màu chữ

     Trong chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững ngành hàng Tôm, một trong bốn trụ cột chính mà Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam (VSSA) hướng tới, từng bước giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), trên cơ sở đề xuất các giải pháp tối ưu, đồng bộ với sự tiếp cận đa chiều và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Trên thực tế về vấn đề chất thải nhựa nói chung và tình trạng phát thải trong chuỗi ngành hàng Tôm nói riêng đang trở thành điểm nóng, nhiều nguy cơ rủi ro đến môi trường, đồng thời đây cũng là thách thức với việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật từ thị trường Quốc tế, của các tổ chức chứng nhận liên quan về phát thải và ô nhiễm môi trường, nhằm thúc đẩy sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm và giảm phát thải trong ngành hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi ngành hàng Tôm tại tỉnh Cà Mau.

     Ngày 15/11/2022, Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam (VSSA) phối hợp với các tổ chức IDH; Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN); Doanh nghiệp Tân Phú và Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội nghị Tham vấn “Thúc đẩy sáng kiến thu gom, tái chế và xử lý rác nhựa trong ngành hàng Tôm vì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại ĐBSCL”, với mục đích là đưa ra sáng kiến thu gom và xử lý rác thải nhựa trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL, trong đó có tỉnh Cà Mau.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phát biểu khai mạc

     Tham dự Hội nghị về phía tỉnh có: Lãnh đạo các Sở (Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ). Về phía khách mời có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh (Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang), cùng các doanh nghiệp và các Hợp tác xã (HTX) thuộc lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh tham dự cùng phóng viên báo, đài đến dự và đưa tin.

TS Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản)

     Tại buổi Hội nghị, với góc nhìn của Chuyên gia, TS Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản) chia sẻ; với mục tiêu là thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, đảm bảo ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải đại dương, thực hiện theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019. Đồng thời triển khai Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020 - 2030 đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021. Từ mục tiêu đề ra, chuyên gia Phương Dung cũng nêu ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2020 - 2030 cần thực hiện, đó là: (1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi thói quen; (2) Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước; (3) Giảm thiểu rác thải nhựa (RTN), thu gom, phân loại từ nguồn, tái sử dụng, tái chế và từng bước thay thế sử dụng vật tư chuyên dùng bằng nhựa; (4) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ; (5) Tăng  cường hợp tác quốc tế.   

    

Chuyên gia Bùi Thị Thu Hiền Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)

     Theo Chuyên gia Bùi Thị Thu Hiền, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), với kinh nghiệm công tác lâu năm trong IUCN và đã cùng IUCN hoạt động rất nhiều nước trên thế giới chia sẻ nội dung “Sáng kiến - Sự tham gia của doanh nghiệp và trách nhiệm Mở rộng của nhà sản xuất (EPR)”. Với sáng kiến năm 2019, IUCN khởi xướng thành lập Liên minh Doanh nghiệp về môi trường (VB4E), được nhân rộng từ mô hình khu vực (Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan,…) và Liên minh VB4E được chính thức khởi động vào tháng 6/2020 tại Hà Nội (TH TrueMilk, Isponre và IUCN) với mục tiêu chung là: Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam và tôn chỉ 03 mục đích: (1) Ươm mầm các ý tưởng mới có liên quan giữ doanh nghiệp và đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa; (2) Kết nối giữa “cung” từ doanh nghiệp và “cầu” từ các tổ chức xã hội về môi trường thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các dự án ngân hàng ý tưởng; (3) Đi đầu trong các đối thoại chính sách về các tiêu chuẩn liên quan đến doanh nghiệp.  

Chuyên gia Nguyễn Bá Thông, Tổ chức Quản lý Chương trình thủy sản (IDH)

     Góc nhìn từ Chuyên gia Nguyễn Bá Thông, Tổ chức IDH đánh giá hiện trạng về rác thải nhựa trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cà Mau (ĐBSCL-Cà Mau) hiện nay là vấn đề nan giải và nhức nhói. Qua khảo sát quốc gia về sự góp phần rác thải nhựa từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản vào nhựa đại dương; ngay từ hôm nay, phải triển khai kế hoạch hành động (KHHĐ) quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020 - 2030 (lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản nội địa) và đề xuất giảm thiểu mô hình rác thải nhựa và triển khai hành động ngay từ hôm nay, nhằm tránh sự ảnh hưởng chất lượng các loài thủy hải sản do chịu tác động từ vi hạt nhựa trong đại dương.

     Trên cơ sở những nội dung chia sẻ cũng như sự gợi mở của các chuyên gia, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gợi ý thảo luận, đã có 7 doanh nghiệp, HTX và 2 tỉnh (Bạc Liêu và Trà Vinh) đặt vấn đề với chuyên gia; nhìn chung các ý kiến xoay quanh vấn đề xử lý chất thải nhựa từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của tỉnh Cà Mau và ĐBSCL thải ra đại dương; trong đó đề xuất chuyên gia giúp tỉnh Cà Mau cũng như ĐBSCL giải pháp thu gom, tái chế và xử lý rác nhựa trong ngành hàng Tôm vì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại tỉnh Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung.   

     Qua kết quả chia sẻ, gợi mở, phân tích, đánh giá của các chuyên gia, cũng như đóng góp, đề xuất của các đại biểu; ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam (VSSA) phối hợp với các tổ chức IDH; Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN); Doanh nghiệp Tân Phú và Tổng cục Thủy sản tham mưu địa phương các chính sách bảo vệ môi trường cũng như “Thúc đẩy sáng kiến thu gom, tái chế và xử lý rác nhựa trong ngành hàng Tôm vì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại tỉnh Cà Mau” trong những năm tới hiệu quả hơn./.

Tin vắn

Kết luận thanh tra chấp hành pháp luật theo quy định của Luật Đầu tư đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm

Kết luận thanh tra chấp hành pháp luật theo quy định Luật Đầu tư đối với Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Á Đông với Công ty Cổ phần đầu tư CIC

Kết luận thanh tra chấp hành pháp luật theo quy định Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đối với Công ty TNHH MTV Tân Đạt Thành

Kết luận thanh tra chấp hành pháp luật theo quy định Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đối với Công ty TNHH Chăn nuôi Phát Đạt

Kết luận thanh tra chấp hành pháp luật theo quy định Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đối với Công ty Cổ phần Thương mại phát triển Sài Gòn 268

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 12/11/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 05/11/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 28/10/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 21/10/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 15/10/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 08/10/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 01/10/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 24/9/2024

Tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tháng 8 năm 2024

Tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư tháng 8 năm 2024

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tháng 8 năm 2024

Lĩnh vực tài chính, ngân hàng tháng 8 năm 2024

Lĩnh vực Công Thương nghiệp tỉnh Cà Mau tháng 8 năm 2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 17/9/2024

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 10/9/2024

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Cơ quan chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Tầng 3, Trụ sở Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau, số 91 - 93, đường Lý Thường Kiệt, phường 5, Tp.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

Điện thoại: (0290) 3831.332 - Fax: (0290) 3830.773

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Công Khanh – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban Biên tập.

Ghi rõ nguồn “Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau” khi phát lại thông tin từ website này.

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang