Thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” tỉnh Cà Mau
Ngày 28/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch số 209/KH-UBND về thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tậtvà tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra tại tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2023 - 2025
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên duy trì giảm dưới 1,4%.
Giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành: 37%
100% lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương hiểu biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), tác hại của thuốc lá và các bệnh do hút thuốc lá gây ra.
Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: Tại nơi làm việc dưới 30 %; tại nhà hàng dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%, tại khách sạn dưới 60%.
Ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
Ảnh: Minh họa về thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá.
98% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 92,5% người dân tại cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra; 74,5% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL.
- Giai đoạn 2026 - 2030
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên duy trì hoặc giảm dưới 1%.
Giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành : 32,5%
Duy trì và giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: Tại nơi làm việc dưới 25%; tại nhà hàng dưới 65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%, tại khách sạn dưới 50%.
Tiếp tục ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
99% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 95% người dân tại cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra; 76% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật có liên quan để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội về công tác PCTHTL; đề cao tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác PCTHTL.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTHTL với sự tham gia của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội phù hợp; xây dựng và triển khai kế hoạch PCTHTL hằng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật PCTHTL; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; niêm yết quy định/nội quy treo tại phòng làm việc; đưa nội dung không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào trong tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung PCTHTL vào hương ước, quy ước tại thôn, bản, tổ dân phố.
Chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác PCTHTL, đặc biệt trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác PCTHTL.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác PCTHTL; lấy kết quả thực hiện công tác PCTHTL là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp./.